Thật vậy, một đôi giày chỉ là một đôi giày, nhưng nếu trong phút chốc, nó đem lại sự thoát ly bay bỏng cho người mang nó, đem lại cho họ chút hạnh phúc nho nhoi, nó không chỉ là một đôi giày nữa.
“Những ông chồng đến rồi đi, nhưng một đôi giày, nhưng đôi giày Chanel là mãi mãi”- phát biểu này của Karen trong bộ phim truyền hình ăn khách Will &Grace của Mỹ đã tóm tắt hoàn hảo tầm quan trọng của những đôi giày. Với phụ nữ, đôi giày là một bản tuyên ngôn cá tính cần được trau chuốt.
Cao gót – Biểu tượng nữ tính
Giày cao gót chính thức trở thành biểu tượng thời trang vào khoảng cuối thế kỷ 15, bởi Catherine de Medici, nữ hoàng nước Pháp, đề bù lấp cho chiều cao khiêm tốn của bà. Qua bao thăng trầm, đã có lúc bị bài trừ bởi phong trào đấu tranh cho nữ quyền vào những năm 1970, nhưng sức lôi cuốn của giày cao gót vẫn trở lại vào thập kỷ 80 với lý giải rằng chúng đem lại cho người phụ nữ cảm giác tự tin và đầy quyền lực.
Bốt, cao gót cùng thăng hoa
Giày cao gót, có nhiều loại, nổi bật nhất là những đôi bốt ngang mắt cá chân có dây cột. Khi kết hợp với đế cao gót nhọn, chúng thật quyến rũ; vừa cá tính, vừa uyển chuyển dịu dàng. Những đôi bốt này có thể đi theo bất cứ trường phái nào mà vẫn thời trang.
Không “đình đám” bằng bốt thấp cổ, nhưng bốt ngang hoặc qua đầu gối cũng được ưa chuộng với những màu đặc biệt như xanh ô-liu, đỏ san hô, vàng kim... Có hai loại giày cổ điển: cao gót mũi nhọn (Stiletto) và giày đế thấp mũi tròn (Mary Jane ) khá được yêu thích.
Sắc đẹp, dù phải trả giá
Cho dù qua biến đổi, một câu hỏi muôn thủa đối với giày cao gót vẫn là: sắc đẹp hay sự dễ chịu? Nghịch lý nhưng hoàn toàn dễ hiểu, câu trả lời của phần lớn nữ giới giành cho giày cao gót vẫn là “sắc đẹp”, đó là bằng chứng hùng hồn cho bản năng làm đẹp ở mỗi phụ nữ, cho dù họ có phải trả giá.
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: